MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO KẾ TOÁN THEO THÔNG TƯ 133 và THÔNG TƯ 200
Điểm khác biệt giữa báo cáo kế toán theo Thông tư 133 và Thông tư 200
Theo Thông tư 133 và Thông tư 200, có một số thay đổi kế toán cần nắm rõ và áp dụng chính xác vào thực tế.
Ngày 26 tháng 08 năm 2016, Thông tư số 133 về chế độ kế toán được thay thế cho quyết định 48 năm 2006. Vậy điểm khác biệt giữa thông tư 133 và thông tư 200 trong hệ thống báo cáo kế toàn là gì?. Hãy cùng SATASA tìm hiểu ngay sau đây:
Tham khảo:
Những thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC với QĐ 48/2006/QĐ-BTC
Kế toán cần nắm rõ các thông tư để hạch toán chính xác các nghiệp vụ
1. Đối tượng áp dụng Thông tư 133/2016 và thông tư 200/2014
Thông tư 200/2014/TT-BTC được sử dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó thông tư 133/2016/TT-BTC chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn điều lệ dưới 10 tỷ. Và có số lao động bình quân năm dưới 300 người. Một điểm lưu ý là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể chọn sử dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC.
2. Điểm khác nhau trong báo cáo tài chính giữa Thông tư 133/2016 và thông tư 200/2014
Theo Thông tư 200/2014, hệ thống báo cáo tài chính năm cho mọi loại hình doanh nghiệp hoạt động liên tục bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Trong khi đó, theo Thông tu 133, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không bắt buộc cần báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ. Thì hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thuyết minh báo cáo tài chính.
Thông tư 200/2014 quy định nơi nộp BCTC. Là cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng kí kinh doanh. DN cấp trên, ban quản lí khu chế xuất, khu công nghiệp nếu được yêu cầu.
Thông tư 133/2016 quy định nơi nộp BCTC. Là cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng kí kinh doanh, ban quản lí khu chế xuất, khu công nghiệp nếu được yêu cầu.
Điểm khác nhau giữa Thông tư 133/2016 và thông tư 200/2014 là gì?
3. Hệ thống tài khoản theo Thông tư 133/2016 và thông tư 200/2014
Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính thì hệ thống tài khoản theo Thông tư 133/2016 và thông tư 200/2014 cũng có một số sự thay đổi.
Theo đó, đối với thông tư 133, hệ thống tài khoản không bao có TK 1113, 1123: Vàng tiền tệ; TK 113: Tiền đang vận chuyển (1131, 1132); TK 1218: Chứng khoán và công cụ tài chính khác; TK 1362: Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá; TK 1363 Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá; không có tài khoản cấp 2 của TK 153, TK 155, TK 156; không có TK 158: hàng hóa kho bảo thuế; TK 161: Chi sự nghiệp (1611, 1612- chi sự nghiệp năm trước/ năm nay); TK 171: Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ; TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại; TK 244: Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược,…
Bài viết liên quan
Danh mục dịch vụ
Hỗ trợ trực tuyến

091 928 4266

091 608 4266

097 582 2520
Văn bản mới

HAPPY NEW YEAR 2020

THAM GIA HỘI DOANH NGHIỆP QUẬN 5

LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ GIỮA SATASA VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHƠI NGƠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

NHỮNG ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ GTGT CỦA THÔNG TƯ 93/2017/TT-BTC

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ PHẦN MỀM MISA SME.NET 2017 BÁO YÊU CẦU NHẬP TÀI KHOẢN QUẢN TRỊ SQL

CÁCH PHÂN BIỆT HỦY VÀ XÓA BỎ HÓA ĐƠN TRÊN MẪU BC26/AC

NÂNG CÁP ỨNG DỤNG HỖ TRỢ KÊ KHAI (HTKK) PHIÊN BẢN 3.8.5

HƯỚNG DẪN CÀI MISA SME.NET 2012 CHẠY TRÊN SQL 2008 R2
