THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Bạn đang có dự định thành lập công ty cổ phần?
Bạn chưa nắm rõ các bước quy trình thủ tục thành lập công ty cổ phần?
Nắm được những khó khăn đó, sau đây SATASA xin chia sẻ những kiến thức tổng quan về điều kiện và các thủ tục hồ sơ thành lập công ty cổ phần chính xác , đầy đủ, đúng pháp luật giúp bạn hạn chế rủi ro khi làm thủ tục mở công ty cổ phần và khi công ty đi vào hoạt động.
Công ty cổ phần là gì?
Căn cứ điều 110 – Luật Doanh nghiệp số Luật số 68/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Các bước quy trình thủ tục thành lập công ty cổ phần cần những gi?
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
1. Thông tin của người đại diện pháp luật và các cổ đông sáng lập.
• CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu sao y công chứng không quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm của người đại diện pháp luật và của các cổ đông sáng lập ( cổ đông là cá nhân);
• Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác (trường hợp người thành lập là tổ chức)
• Địa chỉ hộ khẩu thường trú của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật ( cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Địa chỉ chỗ ở hiện tại của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật ( cổ đông góp vốn là cá nhân);
• Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông.
2. Tên công ty dự kiến đặt
Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Ví dụ: “CÔNG TY CỔ PHẦN A “ Loại hình là: “CÔNG TY CỔ PHẦN”, Tên riêng là: “A”
Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó ( Áp dụng trên toàn quốc)
Tra cứu tên công ty để tránh trùng lặp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
3. Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.
4. Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật để được thành lập (Ví dụ: điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con, điều kiện về vốn pháp định…).
5. Vốn điều lệ đăng ký
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm như sau:
vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần trở lên sở KHĐT tỉnh/ thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu quy định);
• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
• Danh sách cổ đông sáng lập ( 1 bản);
• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ đông (đối với thành viên là cá nhân). ( CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
• Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác (trường hợp người thành lập là tổ chức).
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT ( só lượng 1 bộ). Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.
Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015:
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
• Tên doanh nghiệp;
• Mã số doanh nghiệp.
Bước 4: Các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + con dấu.
1. Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
Nội dung bảng hiệu công ty gồm: Tên công ty + mã số thuê + Địa chỉ công ty
2. Mua token ( Chữ ký số) khai thuế qua mạng.
3. Nộp tờ khai thuế môn bài
• Thời hạn nộp tờ khai:
+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh;
+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy đăng ký kinh doanh.
4. Nộp thuế môn bài cho năm nay.
• Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp được quy định như sau:
+ Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống ;
+ Mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ.
• Thời hạn nộp thuế môn bài
+ Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài
+ Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm tốt nhất nên nộp trước ngày 20/01.
• Mở tài khoản ngân hàng của công ty + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT + kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử
• Khai thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý công ty;
• Hoàn tất thủ tục thiết kế và phát hành hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp;
• Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Trên đây là toàn bộ các bước thủ tục để thành lập công ty cổ phần 2019 đầy đủ, chính xác , đúng pháp luật và tránh được những rủi ro về sau.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với Tư Vấn Sài Gòn SATASA
Hotline: 0858455093
Email: satasalaw@gmail.com
Bài viết liên quan
Danh mục dịch vụ
Hỗ trợ trực tuyến

091 608 4266

097 582 2520

091 928 4266
Văn bản mới

HAPPY NEW YEAR 2020

THAM GIA HỘI DOANH NGHIỆP QUẬN 5

LỄ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ GIỮA SATASA VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHƠI NGƠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

NHỮNG ĐIỂM MỚI LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ GTGT CỦA THÔNG TƯ 93/2017/TT-BTC

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ PHẦN MỀM MISA SME.NET 2017 BÁO YÊU CẦU NHẬP TÀI KHOẢN QUẢN TRỊ SQL

CÁCH PHÂN BIỆT HỦY VÀ XÓA BỎ HÓA ĐƠN TRÊN MẪU BC26/AC

NÂNG CÁP ỨNG DỤNG HỖ TRỢ KÊ KHAI (HTKK) PHIÊN BẢN 3.8.5

HƯỚNG DẪN CÀI MISA SME.NET 2012 CHẠY TRÊN SQL 2008 R2
